Chẳng ai muốn trở thành thành viên của một hình tháp ảo đội dưới lốt của một hệ thống kinh doanh đa cấp. Theo Tổ chức đào tạo bán hàng trực tiếp, sơ đồ hình tháp ảo là một kẻ lừa đảo bất hợp pháp mà trong đó “một số đông người ở đáy của hình tháp trả tiền cho một số ít người ở trên đỉnh. Mỗi một người mới tham gia trả tiền cho cơ hội vươn lên đỉnh cao và kiếm lợi từ tiền của những ai khác tham gia vào sau họ. "
Cả KDTM lẫn hình tháp ảo đều có những hệ thống thanh toán đa cấp, nhưng sự tương đồng chỉ đến đó là chấm hết. Nếu như Kinh doanh theo mạng là hợp pháp, hợp với luân thường đạo lý trong kinh doanh thì Hình tháp ảo lại bất hợp pháp, là những trò chơi gian lận lừa bịp không hơn không kém. Trong KDTM, bạn là một người bán hàng hợp pháp về một sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như cơ hội kinh doanh. Còn trong một hình tháp ảo, bạn chẳng qua chỉ là một cái móc câu mồi.
Nhưng bạn làm thế nào để phân biệt ra chúng một cách rạch ròi? Jeffrey Babener, một chuyên gia pháp lý và luật sư của kinh doanh theo mạng tại Oregon, Phần Lan, xác nhận rằng không có pháp chế quy định rõ ràng về vấn đề này, ngay cả trong Chính phủ liên bang và các nhà lãnh đạo cũng có quan điểm rất khác nhau. Tuy nhiên, trong cuốn “Cẩm nang thành công của nhà kinh doanh theo mạng” của ông viết cùng David Stewart ( Tác giả “ấn bản Legaline”, 1990) Babener và Stewart đã tiết lộ những tín hiệu báo động đỏ mà có thể dẫn đến việc các cơ quan an ninh sẽ điều tra một doanh nghiệp :
* Cơ hội để đầu tư kinh doanh là " Sản phẩm ". Nếu người ta không có bán ra bất cứ sản phẩm hay dịch vụ hợp pháp nào, mà chỉ là cơ hội, thì những cơ hội và sự thúc đẩy kinh doanh đó là một sơ đồ hình tháp ảo.
* Các sản phẩm được bán với mức giá cả đội lên quá cao. Đôi khi những người sáng lập hình tháp ảo cố đeo mặt nạ che dấu bộ mặt thật của họ bằng việc bán sản phẩm. Thường thì sản phẩm sẽ có giá cực đắt và như vậy khó mà nghĩ đến các hoạt động phân phối bán lẻ, cuối cùng chân tướng hiện thân của tiết mục bán hàng lộ ra là kế hoạch trả thưởng.
* Những chương trình yêu cầu mua hàng dự trữ. Một cơ hội KDTM hợp pháp không yêu cầu bạn mua những số lượng hàng dự trữ bất hợp lý nhằm để khởi sự doanh nghiệp của mình.
* Những chương trình yêu cầu các khoản đầu tư tiền mặt ban đầu. Theo Babener, nhiều chính phủ đã xem việc đòi hỏi khoản tiền đầu tư từ 500USD trở lên là "quá đáng kể " và công ty nào có chính sách đó sẽ nghiễm nhiêm thu hút được sự lưu ý của cơ quan an ninh pháp luật.
* Những chương trình yêu cầu buộc phải mua những sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ hoặc thiết bị ngoại vi. Một vài hình tháp ảo tìm cách che giấu chân tướng của họ bằng việc cung cấp công cụ hướng dẫn khởi động việc kinh doanh với giá tối thiểu và sau đó buộc người đầu tư phải mua những công cụ đắt hơn như tài liệu đào tạo hoặc hỗ trợ bán hàng. Babener đoan chắc rằng những tài liệu hướng dẫn khởi động doanh nghiệp cũng như việc bán các phương tiện hỗ trợ như thế cần phải sát giá với chi phí của công ty.
* Những công ty không chấp nhận cho "trả lại hàng”
Theo Babener "Cần tránh những kế hoạch kinh doanh mà nội dung các văn bản của họ không đồng ý mua lại một tỉ lệ hợp lý hàng dự trữ không bán được, hoặc những công cụ hướng dẫn kinh doanh không có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian xác định sau khi mua ".
* Những chương trình trả chi phí cho chiêu mộ người mới. “Một cơ hội KDTM hợp pháp sẽ có kế hoạch trả thưởng dựa vào lượng sản phẩm bán được chứ không phải dựa vào việc tuyển người mới “ Babener khẳng định: nếu tiền được dùng để trả cho việc đăng ký những nhà phân phối mới chứ không phải là những sản phẩm được bán, thì doanh nghiệp đó có vẻ là một sơ đồ hình tháp ảo.
* Những người chiêu mộ không nói đúng về thu nhập tiềm năng. Nếu cơ hội kinh doanh được bán đại loại là dạng sơ đồ làm giàu chóng vánh, bạn nên đề phòng! Những người duy nhất trở nên giàu có là những kẻ thôi thúc được người khác mua quyền tham gia vào một trò gian lận tội lỗi.
Sưu tầm